Dinh dưỡng cho bé và mẹ mang thai

Khi nhận thấy những dấu hiệu có thai đầu tiên mẹ nào cũng mong chờ, kỳ vọng em be phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Phôi thai ngừng phát triển có nghĩa là quá trình mang thai không thành công, thường dẫn đến thai chết lưu. Khi phôi thai ngừng phát triển được một thời gian thì sẽ xảy ra hiện tượng thai chết lưu và thai nhi sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

Tuy nhiên hiện tượng thai nhi ngừng phát triển cần được khám, theo dõi kịp thời để có phương án giải quyết sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

Nguyên nhân phôi thai ngừng phát triển

Do mẹ: Thai phụ có nhiễm sắc thể bất thường, nhiễm trùng trước khi sinh, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim… khi mang thai thường dễ nảy sinh hiện tượng phôi thai ngừng phát triển.

Do thai nhi: Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nhiễm trùng bên trong tử cung, tan máu trong tử cung, cuống rốn khác thường, nhau thai khác thường…

Thông thường, khi phôi thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần hay thai nhi tử vong, tử cung sẽ tự co rút và đẩy nó ra ngoài.

Nếu thai nhi chết lưu trong tử cung khoảng 4 tuần thì có thể làm thai phụ "ngộ độc", thậm chí còn phát sinh đông máu trong mạch máu rải rác gây chết người. Do đó thai phụ nên sớm chẩn đoán và xử lý hiện tượng phôi thai ngừng phát triển và thai chết.

Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển

Khi mang thai 3 tháng đầu: Nếu thai phụ bị mất phản ứng của thời kỳ đầu mang thai, mất cảm giác căng ngực, xuất hiện hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo và âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu đen.

Thai phụ nên tiến hành kiểm tra phụ khoa và kiểm tra phụ trợ, nếu độ lớn nhỏ của tử cung nhỏ hơn số tuần mang thai, siêu âm chưa thấy tim thai đập, thí nghiệm mang thai chuyển từ dương tính sang âm tính, cho thấy phôi thai ngừng phát triển.

Từ tháng thứ tư của thai kỳ trở đi: Thai phụ cảm thấy hoạt động của thai ngừng, tử cung không phát triển, không nghe thấy nhịp tim của thai, độ cao của đáy tử cung thấp hơn tuần mang thai, vú đang căng to bắt đầu nhỏ dần. Siêu âm cho thấy thai không có nhịp tim và hoạt động của thai, xương sọ trùng điệp, sụp mỏ ác, kết cấu trong sọ không rõ ràng và hình dáng của thai nhi không rõ ràng, nhau thai phồng, alpha fetoprotein của nước ối tăng cao rõ ràng, lượng estriol trong nước tiểu nhỏ hơn 3mg/24 giờ.

Chụp X – quang có thể thấy khí tích tụ trong cơ thể thai nhi, cột sống có góc quanh co, theo dõi nhịp tim của thai nhi bằng điện tử cũng không thấy nhịp tim… đây là những dấu hiệu cho thấy thai đã chết lưu.

Cảnh báo những dấu hiệu thai có vấn đề

Khi nhận thấy những dấu hiệu có thai đầu tiên mẹ nào cũng mong chờ, kỳ vọng em be phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Phôi thai ngừng phát triển có nghĩa là quá trình mang thai không thành công, thường dẫn đến thai chết lưu. Khi phôi thai ngừng phát triển được một thời gian thì sẽ xảy ra hiện tượng thai chết lưu và thai nhi sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

Tuy nhiên hiện tượng thai nhi ngừng phát triển cần được khám, theo dõi kịp thời để có phương án giải quyết sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

Nguyên nhân phôi thai ngừng phát triển

Do mẹ: Thai phụ có nhiễm sắc thể bất thường, nhiễm trùng trước khi sinh, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim… khi mang thai thường dễ nảy sinh hiện tượng phôi thai ngừng phát triển.

Do thai nhi: Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nhiễm trùng bên trong tử cung, tan máu trong tử cung, cuống rốn khác thường, nhau thai khác thường…

Thông thường, khi phôi thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần hay thai nhi tử vong, tử cung sẽ tự co rút và đẩy nó ra ngoài.

Nếu thai nhi chết lưu trong tử cung khoảng 4 tuần thì có thể làm thai phụ "ngộ độc", thậm chí còn phát sinh đông máu trong mạch máu rải rác gây chết người. Do đó thai phụ nên sớm chẩn đoán và xử lý hiện tượng phôi thai ngừng phát triển và thai chết.

Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển

Khi mang thai 3 tháng đầu: Nếu thai phụ bị mất phản ứng của thời kỳ đầu mang thai, mất cảm giác căng ngực, xuất hiện hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo và âm đạo tiết ra dịch nhầy màu nâu đen.

Thai phụ nên tiến hành kiểm tra phụ khoa và kiểm tra phụ trợ, nếu độ lớn nhỏ của tử cung nhỏ hơn số tuần mang thai, siêu âm chưa thấy tim thai đập, thí nghiệm mang thai chuyển từ dương tính sang âm tính, cho thấy phôi thai ngừng phát triển.

Từ tháng thứ tư của thai kỳ trở đi: Thai phụ cảm thấy hoạt động của thai ngừng, tử cung không phát triển, không nghe thấy nhịp tim của thai, độ cao của đáy tử cung thấp hơn tuần mang thai, vú đang căng to bắt đầu nhỏ dần. Siêu âm cho thấy thai không có nhịp tim và hoạt động của thai, xương sọ trùng điệp, sụp mỏ ác, kết cấu trong sọ không rõ ràng và hình dáng của thai nhi không rõ ràng, nhau thai phồng, alpha fetoprotein của nước ối tăng cao rõ ràng, lượng estriol trong nước tiểu nhỏ hơn 3mg/24 giờ.

Chụp X – quang có thể thấy khí tích tụ trong cơ thể thai nhi, cột sống có góc quanh co, theo dõi nhịp tim của thai nhi bằng điện tử cũng không thấy nhịp tim… đây là những dấu hiệu cho thấy thai đã chết lưu.


Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc khi có dấu hiệu mang thai có được làm đẹp hay không? Dưới đây là một vài mẹo làm đẹp rất an toàn và hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để luôn xinh đẹp ngay cả khi bầu bí nhé!

Chăm sóc làn da khô

Làn da của bạn có thể trở nên khô hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ và nó có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trên cơ thể. Để làn da mịn màng hơn, nên hạn chế tắm nước nóng và sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu da khô quá mức thì hãy thử sử dụng một miếng chà da, chẳng hạn như một miếng xơ mướp, hoặc một bông tắm mềm mại. Rút ngắn thời gian tắm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô người.

Không sử dụng hóa chất trên da

Phương pháp điều trị mụn trứng cá, điều trị kháng sinh và kem bôi da có chứa các chất dẫn xuất của vitamin A đều không nên sử dụng trong thai kỳ. Để làm sạch làn da hiệu quả, nên sử dụng loại sữa rửa mặt không có hóa chất. Lý tưởng nhất là bạn có thể tự chế sữa rửa mặt cho mình, chỉ cần trộn bột yến mạch với sữa chua tự nhiên (1: 1) là bạn đã có ngay một loại sữa rửa mặt phù hợp với hầu hết các loại da và rất an toàn.

Tránh sử dụng xà phòng để rửa mặt vì chúng có thể chứa các chất làm mềm da có thể gây tắc lỗ chân lông. Nếu da của bạn bị nhờn trong khi mang thai hãy thử sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu dư thừa trên da.

Chú ý đến mái tóc

Một kiểu tóc đơn giản sẽ rất phù hợp khi đang mang thai, nhưng không có nghĩa là phải cắt tóc ngắn, bạn có thể búi cao hoặc tết lại để mái tóc của mình trông gọn gàng và đẹp hơn, sử dụng các phụ kiện điểm tô cho mái tóc cũng là một cách để giúp bạn trông xinh đẹp và nữ tính hơn.

Sử dụng những dụng cụ làm đẹp đơn giản

Một chiếc kẹp uốn mi sẽ giúp cho đôi mắt của bạn thêm long lanh và che bớt được sự mệt mỏi, hoặc đơn giản chỉ cần một chút kem dưỡng ẩm, kem che khuyết điểm, mascara, má hồng thêm chút son bóng nhẹ nhàng là đã đủ để mẹ luôn xinh đẹp và rạng ngời ngay cả khi đang bầu bí.

Mách mẹ bầu làm đẹp trong thai kỳ

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc khi có dấu hiệu mang thai có được làm đẹp hay không? Dưới đây là một vài mẹo làm đẹp rất an toàn và hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để luôn xinh đẹp ngay cả khi bầu bí nhé!

Chăm sóc làn da khô

Làn da của bạn có thể trở nên khô hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ và nó có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trên cơ thể. Để làn da mịn màng hơn, nên hạn chế tắm nước nóng và sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu da khô quá mức thì hãy thử sử dụng một miếng chà da, chẳng hạn như một miếng xơ mướp, hoặc một bông tắm mềm mại. Rút ngắn thời gian tắm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi lau khô người.

Không sử dụng hóa chất trên da

Phương pháp điều trị mụn trứng cá, điều trị kháng sinh và kem bôi da có chứa các chất dẫn xuất của vitamin A đều không nên sử dụng trong thai kỳ. Để làm sạch làn da hiệu quả, nên sử dụng loại sữa rửa mặt không có hóa chất. Lý tưởng nhất là bạn có thể tự chế sữa rửa mặt cho mình, chỉ cần trộn bột yến mạch với sữa chua tự nhiên (1: 1) là bạn đã có ngay một loại sữa rửa mặt phù hợp với hầu hết các loại da và rất an toàn.

Tránh sử dụng xà phòng để rửa mặt vì chúng có thể chứa các chất làm mềm da có thể gây tắc lỗ chân lông. Nếu da của bạn bị nhờn trong khi mang thai hãy thử sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu dư thừa trên da.

Chú ý đến mái tóc

Một kiểu tóc đơn giản sẽ rất phù hợp khi đang mang thai, nhưng không có nghĩa là phải cắt tóc ngắn, bạn có thể búi cao hoặc tết lại để mái tóc của mình trông gọn gàng và đẹp hơn, sử dụng các phụ kiện điểm tô cho mái tóc cũng là một cách để giúp bạn trông xinh đẹp và nữ tính hơn.

Sử dụng những dụng cụ làm đẹp đơn giản

Một chiếc kẹp uốn mi sẽ giúp cho đôi mắt của bạn thêm long lanh và che bớt được sự mệt mỏi, hoặc đơn giản chỉ cần một chút kem dưỡng ẩm, kem che khuyết điểm, mascara, má hồng thêm chút son bóng nhẹ nhàng là đã đủ để mẹ luôn xinh đẹp và rạng ngời ngay cả khi đang bầu bí.


Khi có những dấu hiệu có thai, bạn sẽ luôn đắn đo nên ăn và không ăn gì đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Sầu riêng là loại trái cây ngon nhưng liệu mẹ có nên ăn trong thai kỳ không, cùng tìm hiểu nhé.

1. Công dụng của sầu riêng

Dù bạn thích hay không thích thì cũng phải thừa nhận, sầu riêng thực sự rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh tật.

– Phòng và trị táo bón:Sầu riêng cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ tuyệt vời trong việc phòng ngừa lẫn chữa trị táo bón.

– Phòng bệnh thiếu máu: Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra dạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguy hại.Và sầu riêng đã được biết đến là nguồn phong phú chất folate.

– Tốt cho sức khỏe xương: Chúng ta cần biết, kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu. Và sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào.

– Duy trì sức khỏe của tuyến giáp: Sầu riêng có chứa chất iodine và đồng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc giúp cơ thể sản xuất và hấp thu hormon.

– Trợ giúp hệ tiêu hóa: Sầu riêng chứa nhiều chất thiamin – một loại vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất axít hydrochloric trong dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

– Làm dịu chứng đau nửa đầu: Chất riboflavin – một loại vitamin B khác được tìm thấy trong sầu riêng, thường được các bác sĩ sử dụng trong việc trị chứng nhức nửa đầu.

– Tăng cường sức khỏe răng miệng: Sầu riêng có chứa photpho giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu.

2. Mẹ bầu và sầu riêng

Chưa có nghiên cứu nào về việc mẹ bầu ăn sầu riêng thì con sinh ra, da sẽ xù xì xấu xí, thậm chí là mồ hôi nặng mùi như những lời đồn thổi dân gian. Tuy nhiên, do sầu riêng rất giàu năng lượng, vì nó chứa nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở mẹ bầu. Nếu quá mê thì mẹ bầu cũng có thể ăn sầu riêng với lượng ít (dưới 150g cơm sầu riêng mỗi ngày). Nên ăn sầu riêng cùng một số loại hoa quả có tính mát như dứa, dưa bở, bưởi,… để điều hòa nhau.

Đặc biệt, những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thì nhất định phải cố gắng "kiêng" sầu riêng vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.

Sầu riêng có tốt cho mẹ mang thai?

Khi có những dấu hiệu có thai, bạn sẽ luôn đắn đo nên ăn và không ăn gì đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Sầu riêng là loại trái cây ngon nhưng liệu mẹ có nên ăn trong thai kỳ không, cùng tìm hiểu nhé.

1. Công dụng của sầu riêng

Dù bạn thích hay không thích thì cũng phải thừa nhận, sầu riêng thực sự rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh tật.

– Phòng và trị táo bón:Sầu riêng cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ tuyệt vời trong việc phòng ngừa lẫn chữa trị táo bón.

– Phòng bệnh thiếu máu: Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra dạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguy hại.Và sầu riêng đã được biết đến là nguồn phong phú chất folate.

– Tốt cho sức khỏe xương: Chúng ta cần biết, kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu. Và sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào.

– Duy trì sức khỏe của tuyến giáp: Sầu riêng có chứa chất iodine và đồng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc giúp cơ thể sản xuất và hấp thu hormon.

– Trợ giúp hệ tiêu hóa: Sầu riêng chứa nhiều chất thiamin – một loại vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất axít hydrochloric trong dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

– Làm dịu chứng đau nửa đầu: Chất riboflavin – một loại vitamin B khác được tìm thấy trong sầu riêng, thường được các bác sĩ sử dụng trong việc trị chứng nhức nửa đầu.

– Tăng cường sức khỏe răng miệng: Sầu riêng có chứa photpho giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu.

2. Mẹ bầu và sầu riêng

Chưa có nghiên cứu nào về việc mẹ bầu ăn sầu riêng thì con sinh ra, da sẽ xù xì xấu xí, thậm chí là mồ hôi nặng mùi như những lời đồn thổi dân gian. Tuy nhiên, do sầu riêng rất giàu năng lượng, vì nó chứa nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở mẹ bầu. Nếu quá mê thì mẹ bầu cũng có thể ăn sầu riêng với lượng ít (dưới 150g cơm sầu riêng mỗi ngày). Nên ăn sầu riêng cùng một số loại hoa quả có tính mát như dứa, dưa bở, bưởi,… để điều hòa nhau.

Đặc biệt, những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thì nhất định phải cố gắng "kiêng" sầu riêng vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.


Dưới đây là những loại thực phẩm kể từ khi có dấu hiệu có thai bạn tuyệt đối không được ăn vì rất dễ gây sảy thai.

Ngải cứu

Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nên nếu ăn quá nhiều thì sản phụ dễ có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì). Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên.

Rau ngót

Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Vì vậy, mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Rau chùm ngây

Trau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng "phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây".

Rau sam

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Rau răm

Phụ nữ đang trong thời kì mang thai không nên ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì vì rau răm có thể khiến mẹ bầu dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Ớt chuông, các loại ớt cay

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu.

Mướp đắng

Phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

Những loại rau dễ gây sảy thai

Dưới đây là những loại thực phẩm kể từ khi có dấu hiệu có thai bạn tuyệt đối không được ăn vì rất dễ gây sảy thai.

Ngải cứu

Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nên nếu ăn quá nhiều thì sản phụ dễ có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì). Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên.

Rau ngót

Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Vì vậy, mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Rau chùm ngây

Trau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng "phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây".

Rau sam

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Rau răm

Phụ nữ đang trong thời kì mang thai không nên ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì vì rau răm có thể khiến mẹ bầu dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Ớt chuông, các loại ớt cay

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu.

Mướp đắng

Phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…


Một trong những triệu chứng mang bầu hay gặp là đau lưng. Đối với những bầu công sở thì điều này còn làm bầu khổ sở hơn rất nhiều.

Ngồi ở công sở 8 tiếng/ngày với người thường còn mệt, huống chi với bầu. Đặc biệt là những bầu ở vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai đã rất to, gây áp lực lớn lên lưng của bạn. Ðể giảm bớt những cơn đau lưng rất thường xảy ra, bạn hãy thử thực hiện những mẹo sau đây.

1. Việc bạn cần làm đầu tiên là hãy mua một chiếc gối mềm. Với một chiếc gối êm ái kê sau lưng sẽ làm giảm áp lực lên lưng do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng. Đó cũng là vật giúp bạn thư giãn mỗi khi mệt mỏi. Nhưng bầu nhớ nhé, chiếc gối cần đủ to và chắc chắn để làm điểm tựa vững chắc cho bạn và có thể giúp bạn ngồi thẳng lưng.

2. Bạn nên cố gắng giữ thẳng lưng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Khi cần cúi xuống lấy đồ, bạn chỉ nên khuỵu một bên gối, không cúi gập người. Tránh xoay vặn mình khi đang lấy. Hạn chế các động tác với tay cao quá đầu. Nếu cần nâng, nhấc vật gì nặng, có thể nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khác. Tất cả những lời khuyên này là đều nhằm giúp bạn tránh những động tác có thể gây chấn động tới thai nhi.

3. Dù biết đặc thù công việc văn phòng là thường phải ngồi một chỗ, nhưng các mẹ bầu đừng quên là bác sỹ luôn khuyên bạn phải thường xuyên vận động, vì điều này giúp ích cho việc sinh nở sau này. Thường xuyên thay đổi tư thế, vị trí đứng, ngồi để máu lưu thông tốt và các khớp xương được thư giãn. Thỉnh thoảng có thể bỏ giày ra cho chân được thông thoáng.

4. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên duy trì giấc ngủ trưa nơi chỗ làm. Lưu ý khi nằm, bạn nên nghiêng sang trái. Không nên nằm gối quá cao, gây trũng vùng lưng khiến bạn dễ đau lưng lúc ngủ dậy. Nếu có dấu hiệu đau nhức, bạn nên làm ấm vùng lưng bằng các túi chườm nước nóng, xoa bóp lưng và nắn nhẹ khớp xương sống.

5. Bí quyết cuối cùng và cũng quan trọng không kém. Rất nhiều chị em may mắn khi mang bầu không bị nghén hoặc thời gian nghén ngắn. Vậy là các mẹ bầu theo đà ăn uống được đã ăn rất thoải mái, thậm chí là ăn nhiều. Điều này dẫn tới việc tăng ký quá nhanh và nó thật sự không tốt cho sức khỏe của cả bầu cũng như bé cưng trong bụng. Lời khuyên dành cho bầu là ăn uống vừa phải để tăng cân từ từ, không để trọng lượng gây áp lực đột ngột lên các đốt sống. Bên cạnh đó, các động tác yoga, mát-xa lúc về nhà vừa giảm hẳn đau lưng, nhức mỏi mà còn giúp bạn sinh bé dễ dàng.

➡ Lưu ý mẹ bầu!

Phía dưới bàn làm việc ở chỗ làm, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhỏ để gác chân lên thay vì thả chân xuống đất. Cách 2 tiếng, nên xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù. Tốt nhất là khoảng mỗi giờ một lần, mẹ bầu nên rời vị trí để đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng hoặc hành lang, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Giam đau lưng cho bà bầu

Một trong những triệu chứng mang bầu hay gặp là đau lưng. Đối với những bầu công sở thì điều này còn làm bầu khổ sở hơn rất nhiều.

Ngồi ở công sở 8 tiếng/ngày với người thường còn mệt, huống chi với bầu. Đặc biệt là những bầu ở vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai đã rất to, gây áp lực lớn lên lưng của bạn. Ðể giảm bớt những cơn đau lưng rất thường xảy ra, bạn hãy thử thực hiện những mẹo sau đây.

1. Việc bạn cần làm đầu tiên là hãy mua một chiếc gối mềm. Với một chiếc gối êm ái kê sau lưng sẽ làm giảm áp lực lên lưng do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng. Đó cũng là vật giúp bạn thư giãn mỗi khi mệt mỏi. Nhưng bầu nhớ nhé, chiếc gối cần đủ to và chắc chắn để làm điểm tựa vững chắc cho bạn và có thể giúp bạn ngồi thẳng lưng.

2. Bạn nên cố gắng giữ thẳng lưng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Khi cần cúi xuống lấy đồ, bạn chỉ nên khuỵu một bên gối, không cúi gập người. Tránh xoay vặn mình khi đang lấy. Hạn chế các động tác với tay cao quá đầu. Nếu cần nâng, nhấc vật gì nặng, có thể nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp khác. Tất cả những lời khuyên này là đều nhằm giúp bạn tránh những động tác có thể gây chấn động tới thai nhi.

3. Dù biết đặc thù công việc văn phòng là thường phải ngồi một chỗ, nhưng các mẹ bầu đừng quên là bác sỹ luôn khuyên bạn phải thường xuyên vận động, vì điều này giúp ích cho việc sinh nở sau này. Thường xuyên thay đổi tư thế, vị trí đứng, ngồi để máu lưu thông tốt và các khớp xương được thư giãn. Thỉnh thoảng có thể bỏ giày ra cho chân được thông thoáng.

4. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên duy trì giấc ngủ trưa nơi chỗ làm. Lưu ý khi nằm, bạn nên nghiêng sang trái. Không nên nằm gối quá cao, gây trũng vùng lưng khiến bạn dễ đau lưng lúc ngủ dậy. Nếu có dấu hiệu đau nhức, bạn nên làm ấm vùng lưng bằng các túi chườm nước nóng, xoa bóp lưng và nắn nhẹ khớp xương sống.

5. Bí quyết cuối cùng và cũng quan trọng không kém. Rất nhiều chị em may mắn khi mang bầu không bị nghén hoặc thời gian nghén ngắn. Vậy là các mẹ bầu theo đà ăn uống được đã ăn rất thoải mái, thậm chí là ăn nhiều. Điều này dẫn tới việc tăng ký quá nhanh và nó thật sự không tốt cho sức khỏe của cả bầu cũng như bé cưng trong bụng. Lời khuyên dành cho bầu là ăn uống vừa phải để tăng cân từ từ, không để trọng lượng gây áp lực đột ngột lên các đốt sống. Bên cạnh đó, các động tác yoga, mát-xa lúc về nhà vừa giảm hẳn đau lưng, nhức mỏi mà còn giúp bạn sinh bé dễ dàng.

➡ Lưu ý mẹ bầu!

Phía dưới bàn làm việc ở chỗ làm, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhỏ để gác chân lên thay vì thả chân xuống đất. Cách 2 tiếng, nên xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù. Tốt nhất là khoảng mỗi giờ một lần, mẹ bầu nên rời vị trí để đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng hoặc hành lang, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.


Nhiều nghiên cứu cho thấy, nghe nhạc từ trong bụng mẹ sẽ góp phần giúp trí não bé phát triển. Tuy nhiên có nhiều mẹ băn khoăn không biết khi nào thai nhi có thể nghe nhạc? Nên cho bé nghe nhạc như thế nào? thể loại nhạc gì? Cùng giúp các mẹ gỡ rối các vấn đề này nhé.

Thai nhi tuần thứ mấy có thể nghe nhạc?

Thai nhi 18 tuần, các cơ quan thính giác kết nối đủ để truyền tải âm thanh, giúp bé nghe tốt. Đến tuần thứ 24, đôi tai của bé đã hoàn thiện. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, bé có phản ứng với tiếng nói và âm thanh khác nhau mà bé nghe được ngoài tử cung. Máy siêu âm còn cho thấy, em bé có khả năng quay đầu để đáp ứng với một tiếng động. Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để cho bé nghe nhạc là từ tuần 20 của thai kỳ.

Một điều đặc biệt các bà bầu cần lưu ý là thai nhi thường thức giấc khi bạn thư giãn và ngủ khi bạn hoạt động nên bạn chọn thời điểm cho thai nhi nghe là vào lúc bé thức giấc. Thời điểm nghe có thể là lúc bạn nằm thư giãn trên giường hoặc trong bồn tắm.

Đồng thời, nhẹ nhàng xoa đều bụng bầu để bé cảm thấy hơi ấm từ bàn tay bạn. Còn gì thích bằng khi được chìm mình trong một giai điệu du dương và cảm nhận tình yêu thương từ mẹ.

Nên cho bé nghe nhạc gì?

Nhạc cổ điển là lựa chọn số một của bạn. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ như những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và Handel, những bài đồng dao, hát ru dân gian… Âm thanh lộn xộn của Rap, Rock thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định.

Khi nào mẹ có thể cho thai nhi nghe nhạc

Bạn cũng nên lựa chọn những loại nhạc có âm thanh vui nhộn, ca từ trong sáng, mượt mà. Tâm trạng của mẹ tốt, thì mới tốt cho thai nhi.

Một số album nhạc các chị em nên cho con yêu nghe ngay từ trong bụng mẹ:

– Album "Phép màu nhiệm cho con": Album này là lời nhắn gửi đầy yêu thương, dịu dàng và ý nghĩa cho đứa con của bạn. Bé cảm nhận được tình cảm và sự yêu thương của lòng mẹ. Vì thế, cảm xúc của bé phong phú hơn.

– Album "Baby Bach": Album này mang màu sắc của thế giới thực, cuốn hút bé qua thị lực và thính lực. Âm nhạc phóng khoáng, tràn đầy năng lượng, lòng hăng hái và sự tự do. Album có tác dụng nâng cao trí thông minh và phát triển khả năng hội họa.

– Album "Baby Mozart": Album này có những giai điệu mang nhiều màu sắc, hình ảnh, tình cảm sẽ kích thích trí thông minh, khả năng nhận biết cảm xúc trước khi bé chào đời.

– Album "Baby Chopin": Khả năng nhận cảm thế giới bên ngoài của thai nhi phong phú hơn với những âm thanh du dương, vui sáng, trong trẻo, tinh khiết.

Nên cho bé nghe với thời lượng bao nhiêu?

Thời gian nghe không quá 20 phút mỗi lần. Một ngày bạn có thể cho bé nghe từ 2-3 lần. Bên cạnh đó, một lời khuyên cho các bà bầu vừa nghe nhạc vừa xem ảnh thì giúp thai nhi phát triển tối đa trí thông minh.

Bà bầu cho bé nghe nhạc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nghe nhạc từ trong bụng mẹ sẽ góp phần giúp trí não bé phát triển. Tuy nhiên có nhiều mẹ băn khoăn không biết khi nào thai nhi có thể nghe nhạc? Nên cho bé nghe nhạc như thế nào? thể loại nhạc gì? Cùng giúp các mẹ gỡ rối các vấn đề này nhé.

Thai nhi tuần thứ mấy có thể nghe nhạc?

Thai nhi 18 tuần, các cơ quan thính giác kết nối đủ để truyền tải âm thanh, giúp bé nghe tốt. Đến tuần thứ 24, đôi tai của bé đã hoàn thiện. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, bé có phản ứng với tiếng nói và âm thanh khác nhau mà bé nghe được ngoài tử cung. Máy siêu âm còn cho thấy, em bé có khả năng quay đầu để đáp ứng với một tiếng động. Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để cho bé nghe nhạc là từ tuần 20 của thai kỳ.

Một điều đặc biệt các bà bầu cần lưu ý là thai nhi thường thức giấc khi bạn thư giãn và ngủ khi bạn hoạt động nên bạn chọn thời điểm cho thai nhi nghe là vào lúc bé thức giấc. Thời điểm nghe có thể là lúc bạn nằm thư giãn trên giường hoặc trong bồn tắm.

Đồng thời, nhẹ nhàng xoa đều bụng bầu để bé cảm thấy hơi ấm từ bàn tay bạn. Còn gì thích bằng khi được chìm mình trong một giai điệu du dương và cảm nhận tình yêu thương từ mẹ.

Nên cho bé nghe nhạc gì?

Nhạc cổ điển là lựa chọn số một của bạn. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ như những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và Handel, những bài đồng dao, hát ru dân gian… Âm thanh lộn xộn của Rap, Rock thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định.

Khi nào mẹ có thể cho thai nhi nghe nhạc

Bạn cũng nên lựa chọn những loại nhạc có âm thanh vui nhộn, ca từ trong sáng, mượt mà. Tâm trạng của mẹ tốt, thì mới tốt cho thai nhi.

Một số album nhạc các chị em nên cho con yêu nghe ngay từ trong bụng mẹ:

– Album "Phép màu nhiệm cho con": Album này là lời nhắn gửi đầy yêu thương, dịu dàng và ý nghĩa cho đứa con của bạn. Bé cảm nhận được tình cảm và sự yêu thương của lòng mẹ. Vì thế, cảm xúc của bé phong phú hơn.

– Album "Baby Bach": Album này mang màu sắc của thế giới thực, cuốn hút bé qua thị lực và thính lực. Âm nhạc phóng khoáng, tràn đầy năng lượng, lòng hăng hái và sự tự do. Album có tác dụng nâng cao trí thông minh và phát triển khả năng hội họa.

– Album "Baby Mozart": Album này có những giai điệu mang nhiều màu sắc, hình ảnh, tình cảm sẽ kích thích trí thông minh, khả năng nhận biết cảm xúc trước khi bé chào đời.

– Album "Baby Chopin": Khả năng nhận cảm thế giới bên ngoài của thai nhi phong phú hơn với những âm thanh du dương, vui sáng, trong trẻo, tinh khiết.

Nên cho bé nghe với thời lượng bao nhiêu?

Thời gian nghe không quá 20 phút mỗi lần. Một ngày bạn có thể cho bé nghe từ 2-3 lần. Bên cạnh đó, một lời khuyên cho các bà bầu vừa nghe nhạc vừa xem ảnh thì giúp thai nhi phát triển tối đa trí thông minh.


Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .

3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.

Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.

Mang thai tháng đầu

Sự thay đổi về sinh lý

Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.

Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.

Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.

Triệu chứng mang thai

– Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.

– Ngực hơi căng cứng.

– Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.

– Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

– Chậm kinh

– Đau lưng

Cách xử trí

– Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

– Bụng phát triển

– Tăng cân

– Vết dãn da

– Trứng cá

– Thay đổi sắc tố da

– Nám da

– Nổi mạch máu

– Giãn tĩnh mạch

– Ra mồ hôi và nổi ban đỏ

– Phù nề

– Rụng tóc

Dinh dưỡng và ăn uống

Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.

Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể

Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.

Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga

Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng

Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.

Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.

Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…

Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.

Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.

Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày

Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Kiến thức mang thai 3 tháng đầu và cuối

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .

3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.

Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.

Mang thai tháng đầu

Sự thay đổi về sinh lý

Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.

Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.

Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.

Triệu chứng mang thai

– Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.

– Ngực hơi căng cứng.

– Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.

– Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

– Chậm kinh

– Đau lưng

Cách xử trí

– Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

– Bụng phát triển

– Tăng cân

– Vết dãn da

– Trứng cá

– Thay đổi sắc tố da

– Nám da

– Nổi mạch máu

– Giãn tĩnh mạch

– Ra mồ hôi và nổi ban đỏ

– Phù nề

– Rụng tóc

Dinh dưỡng và ăn uống

Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.

Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể

Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.

Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga

Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng

Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.

Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.

Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…

Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.

Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.

Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày

Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.